Kinh nghiệm thi tuyển đơn hàng

Làm thế nào để có bài giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật ấn tượng

Giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật là một trong những quy trình quan trọng hàng đầu mà tất cả người lao động khi phỏng vấn tham gia chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản đều phải thực hiện. Việc làm này nhằm mục đích giúp cho phía tuyển dụng biết được người mà họ tuyển vào làm việc trong công ty tên là gì, bao nhiêu tuổi, quê quán ở đâu và có sở thích như thế nào.

Thường thì phía tuyển dụng Nhật Bản đánh giá rất cao những người thể hiện tốt phần giới thiệu bản thân. Vậy nên, để tạo được ấn tượng tốt trong lòng người tuyển dụng, có cơ hội được trúng tuyển đơn hàng, bạn cần dành thời gian chuẩn bị bài giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật sao cho thật mạch lạc và súc tích.

Bài giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật -1

05 bước giúp bạn có được bài giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật hấp dẫn

Việc tạo nên một bài giới thiệu bản thân hấp dẫn, ấn tượng, tạo được dấu ấn cho nhà tuyển dụng không phải là dễ. Bởi hầu như mọi thông tin có trong bài giới thiệu thường đi theo một motip chung, quen thuộc đối với cả người nói lẫn người nghe. Do đó, khi phỏng vấn đơn hàng đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, bạn cần phải quan tâm tìm hiểu, xây dựng cho mình một bài giới thiệu sao cho khoa học nhưng vẫn thật hấp dẫn, cô đọng, súc tích nhưng không khô khan, nhàm chán.

Bước 1. Khi gõ cửa bước vào, đừng quên nói câu:

+ Shi trư rê shi ma sự: Tôi xin phép; xin thất lễ.

Bước 2: Tùy vào từng thời điểm bạn đang tham gia phỏng vấn là sáng hay chiều để nói:

+ Ô hay you gô zai ma sự: Chào buổi sáng

+ Kon ni chi wa: Chào buổi chiều

+ Kon ban wa: Chào buổi tối

Bước 3. Khi đứng trước người tuyển dụng, để tỏ lòng kính trọng cũng như thể hiện phép lịch sự, bạn phải nói lời chào. Cụ thể, trong tiếng Nhật, lời chào thường được nói như sau:

Bài giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật -2

+ A ji mê ma shi tề. Câu này có nghĩa là “ Rất vui khi được gặp bạn”. Thoạt nghe, câu chào tưởng chừng như thật khách sáo và xa lạ đối với phong cách sống của người Việt Nam, nhưng ngược lại ở  Nhật Bản, đây là một nét đặc trưng riêng biệt mang đậm phong cách văn hóa Nhật. Người Nhật thường có thói quen cúi người khi chào, vậy nên để thể hiện sự chân thành của mình bạn nên kết hợp lời chào trên đi đôi với việc cúi gập người 90o.  Đây là một trong những bí quyết giúp bạn “ghi điểm” tốt với đối phương ngay từ lần đầu tiên gặp mặt.

Xem thêm: Bỏ túi 5 Bí quyết thi đỗ đơn hàng xuất khẩu lao động

Bước 4. Đây được xem là bước quan trọng nhất trong suốt quá trình phỏng vấn, thi tuyển đơn hàng đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Để phía tuyển dụng hiểu rõ hơn về bản thân mình, việc của bạn là cung cấp cho họ một số thông tin cơ bản về bản thân như: Họ tên đầy đủ, số tuổi hiện tại, trình độ học vấn, sở thích và những mong ước cho tương lai… Cụ thể:

Bài giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật -3

+ Kôkêkàrà  jikôshyôkai itashimasự: Tôi xin giới thiệu về bản thân

+ Wa ta shi wá …… tố mô shi ma sự: Tôi tên là…..

+ Kô tô shi …….. đề sự: Năm nay tôi…. tuổi.

+ … kà rà ki ma shi tà: Tôi đến từ

+ Ka zô kự wá….. đề sự: Gia đình tôi có… người.

+ Wa ta shi nô shyu mi wá….. đề sự: Sở thích của tôi là…

+ Wa ta shi wá ni hôn ế ha ta ra ki ni, i ki tai đề sự. Ni hông đế, ni hông kê kên tố, ni hông gô tố, ma na bi tai đề sự.

Mục đích của tôi là học tiếng Nhật và học cách làm việc của người Nhật. Hy vọng trở thành một thực tập sinh tốt, vì gia đình vì tương lai, tôi rất muốn sang Nhật làm việc.

+ i kư ra tai hên đề mố  zê hi  găm ba ri ma sự: Dù vất vả thế nào tôi cũng cố gắng.

+ đôzộ yô rô shi kự  ô nê gai  i ta shi ma sự: Mong nhận được sự giúp đỡ.

+ đô mộ a ri ga tô gô zai mai shi tà: Xin chân thành cảm ơn.

Bước 5: Để có bài giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật hấp dẫn, bạn nên trang bị thêm cho mình một số kiến thức, từ vựng về sở thích, thành phần gia đình hay số tuổi. Chỉ khi có vốn từ phong phú, bạn mới có thể trả lời câu hỏi một cách linh hoạt, tránh dập khuôn máy móc dẫn đến nhàm chán.

Bài giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật -4

+ Từ vựng về sở thích. Mỗi một người có một sở thích khác nhau, hãy học thêm một vài cách nói sở thích để phần giới thiệu của mình có phần khác hơn so với những người khác nhé.

  • Trư ri: Câu cá
  • Sưi ê: Bơi lội
  • Barê bô rự: Bóng chuyền
  • Bađô mintôn: Cầu lông
  • Đô kư shộ: Đọc sách
  • Ry ô kô: Du lịch
  • Shu pô trự: Thể thao.
  • Tặc kiu: Bóng bàn…

+ Từ vựng về độ tuổi:

  • Jiu hassai; 18 tuổi
  • Jiu kiu sai: 19 tuổi
  • Hatachi: 20 tuổi
  • Ni jiu isai: 21 tuổi
  • Trong jiu ni sai: 22 tuổi
  • Ni jiu hat sai: 23 tuổi
  • Ni jiu Yon sai: 24 tuổi
  • Ni jiu gô sai: 25 tuổi
  • Ni jiu rô kự sai: 26 tuổi
  • Ni jiu nanan sai: 27 tuổi
  • Ni jiu hassai: 27 tuổi
  • Ni jiu kiu sai: 29 tuổi
  • Săng jiu jussai: 30 tuổi
  • Săng jiu isai: 31 tuổi
  • Săng jiu ni sai: 32 tuổi…

+ Từ vựng về số người:

  • Fưtari: 2 người
  • Săng nin: 3 người
  • Yô nin: 4 người
  • Gô nin: 5 người
  • Rô kự nin: 6 người
  • Nana nin: 7 người
  • Hachi nin: 8 người
  • Kiu nin: 9 người.

Trong quá trình phỏng vấn đơn hàng, bài giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật của bạn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu tạo được dấu ấn trong lòng người tuyển dụng, khả năng trúng tuyển đơn hàng của bạn sẽ cao hơn. Chính vì thế, hãy thường xuyên luyện tập, chăm chỉ học tiếng Nhật để có thể sử dụng tiếng Nhật một cách thành thạo và khéo léo.

Xem thêm thông tin về XKLĐ Nhật Bản -3 Có thể bạn quan tâm: Chi phí đi tu nghiệp sinh Nhật Bản là bao nhiêu?