Tin tức xuất khẩu lao động

5 điều cần biết khi đi xuất khẩu lao động sang Nhật Bản

Trong những năm trở lại đây, đi xuất khẩu lao động sang Nhật Bản dường như đã trở thành xu hướng. Có thể chứng minh điều này bằng việc các công ty xuất khẩu lao động Nhật Bản được thành lập với tần suất ngày một lớn, số lượng người lao động đăng ký tham gia ngày một nhiều. Nhưng, phần lớn lao động ở đây đều là lao động phổ thông đến từ vùng nông thôn. Ý định đi Nhật Bản của họ thường xuất phát từ cái nhìn thực tiễn khi càng ngày có quá nhiều người xuất cảnh.

Xuất khẩu lao động sang Nhật -1

Do đó mà có rất nhiều người hiểu sai về bản chất của chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản. Dẫn đến quyết định sai lầm trong lựa chọn công ty, đơn hàng, đã nộp tiền đầy đủ nhưng thời gian xuất cảnh mãi không thấy đâu… Vậy nên, trước khi tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản, bạn cần phải tìm hiểu kỹ tất cả các vấn đề liên quan đến con đường mà mình sẽ đi. Chỉ khi có kiến thức cơ bản nhất, có cái nhìn rõ nhất bạn mới có thể định hướng tốt cho bản thân.

Đi xuất khẩu lao động sang Nhật cần lưu ý những gì?

Khi tham gia chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản, mặc dù mỗi người có một mong muốn, ước mơ khác nhau. Nhưng chung quy lại, điều mà ai cũng hướng đến đó chính là sự thành công. Tuy nhiên, thành công lại không dễ dàng đến với bạn nếu bạn không trang bị cho mình những kiến thức, hiểu biết nhất định. Vậy, khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, bạn cần lưu ý những điều gì?

1.Bản chất tên gọi. Tu nghiệp sinh và thực tập sinh kỹ năng là một

Khi tìm hiểu xuất khẩu lao động Nhật Bản, bạn sẽ bắt gặp các khái niệm như: diện thực tập sinh, diện tu nghiệp sinh, diện kỹ thuật viên… Đồng thời có không ít người tỏ ra hoang mang khi đứng trước những khái niệm này.

Hiện nay Nhật Bản tiếp nhận lao động Việt theo hai hình thức chủ yếu, đồng thời cấp 2 loại visa cơ bản: Visa lao động phổ thông và visa kỹ thuật viên. Trong đó, visa lao động phổ thông chính là lao động theo diện thực tập sinh, tu nghiệp sinh. Visa kỹ thuật viên dành cho lao động có bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng trở lên với nhiều điều kiện khắt khe hơn.

2.Bản chất chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản

Đây là chương trình lao động được hình thành dưới sự hợp tác của hai quốc gia. Đơn vị chủ quản bao gồm: Bộ Lao động, Thương binh và xã hội và các công ty phái cử người làm việc ở nước ngoài. Người lao động muốn nhập cảnh sang Nhật Bản sinh sống, học tập và làm việc một cách hợp pháp theo chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản thì phải thông qua 1 trong 2 đơn vị trên.

Xuất khẩu lao động sang Nhật -2

Một số khái niệm trong xuất khẩu lao động Nhật Bản bạn nên biết:

+ Đơn vị phái cử: Là các công ty, đơn vị có chức năng đưa người lao động sang Nhật Bản sinh sống, học tập và làm việc. Các công ty này hoạt động dựa trên sự cấp phép của Bộ lao động, Thương binh và Xã hội.

+ Đoàn thể tiếp nhận: có vai trò lập kế hoạch thực tập cho TTS, tổ chức đào tạo tập trung về văn hóa - đất nước - con người Nhật Bản và các quy định ngay sau khi nhập cảnh vào Nhật Bản.

+ Doanh nghiệp tiếp nhận: có vai trò giúp thực tập sinh tiếp thu kỹ năng thực tế và quan tâm đến cuộc sống của TTS tại Nhật Bản.

Xem thêm: Tổng hợp điều kiện để được đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

3.Mức lương cơ bản hiện nay như thế nào?

Mặc dù tùy vào đơn hàng, nhưng nhìn chung mức lương trung bình mà phía công ty, doanh nghiệp Nhật Bản trả cho người lao động thường dao động ở mức 13. 000- 16. 000 yên/ tháng, tương đương với 26- 32 triệu vnđ.

Xuất khẩu lao động sang Nhật -3

Lương cơ bản còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:  Đơn hàng mà người lao động ký kết với nhà tuyển dụng; công việc đó có được tăng ca thường xuyên không. Chưa kể tăng ca, làm thêm, mức lương cơ bản của một số ngành như sau:

+ Ngành xây dựng: 30- 35 triệu đồng.

+  Ngành may mặc: 28- 30 triệu đồng.

+ Ngành điện tử: 29- 30 triệu đồng.

+ Chế biến thực phẩm: 26- 28 triệu đồng.

+ Nông nghiệp: 29- 30 triệu đồng…

4.Đi xuất khẩu lao động Nhật Bản không chỉ để kiếm tiền

Điều này được khẳng định bằng những phản hồi tích cực từ phía những người đã và đang sinh sống, làm việc ở Nhật Bản. Cụ thể, khi sang Nhật ngoài việc đi làm kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Người lao động còn được tiếp xúc với nền khoa học, công nghệ hiện đại và tiên tiến bậc nhất. Được học hỏi, tích lũy và nâng cao tay nghề, kinh nghiệm trong quá trình làm việc ở đây. Không những thế, đây còn là cơ hội lớn giúp bạn biết thêm một ngoại ngữ mới, giao tiếp tiếng Nhật một cách thành thạo, chuẩn như người bản xứ.

5.Điều kiện và thủ tục đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

Cho dù là nam hay nữ, bạn vẫn có thể đăng ký sang Nhật làm việc. Chỉ cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

+ Lao động từ 18- 35 tuổi.

+ Chiều cao, cân nặng: Nam cao 1m60, nặng 50kg, nữ cao 1m50, nặng 40kg.

+ Không nằm trong 13 nhóm bệnh không được nhập cảnh sang Nhật Bản.

+ Tốt nghiệp cấp II trở lên.

+ Lý lịch bản thân tốt, không có tiền án, tiền sự.

+ Chưa từng xin visa đi Nhật, chưa từng tham gia chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản diện thực tập sinh kỹ năng…

Về mặt thủ tục, hồ sơ đi Nhật. Để có thể có sự chuẩn bị đầy đủ và chu đáo hồ sơ đi Nhật làm việc, bạn nên tìm hiểu kỹ các giấy tờ cần có: Giấy khám sức khỏe, bằng tốt nghiệp, chứng minh thư, giấy khai sinh, sơ yếu lý lịch… Đồng thời thực hiện theo sự chỉ dẫn của cán bộ, nhân viên công ty phái cử bạn sang Nhật Bản…Người lao động có thể xem thêm thông tin về hồ sơ đi Nhật qua bài viết - Bạn có biết hồ sơ đi Nhật cần những gì?

Ngoài 5 điều trên, người lao động trước khi đăng ký đi xuất khẩu lao động sang Nhật cần tìm hiểu các thông tin như: Chi phí xuất cảnh, đơn hàng nào tốt nhất, tìm  công ty xuất khẩu lao động uy tín, văn hóa Nhật Bản như thế nào… để có sự chuẩn bị tốt nhất và chu đáo nhất cho bản thân.

Để biết rằng sự lựa chọn của mình là đúng đắn, đồng thời giúp cho con đường mà mình đi được thuận lợi hơn. Tìm hiểu kỹ các vấn đề liên quan đến chương trình xuất khẩu lao động sang Nhật Bản là điều quan trọng bậc nhất bạn không nên bỏ qua.

Tư vấn Xuất khẩu lao động sang Nhật