Hỏi đáp XKLĐ Nhật Bản

Khi gặp khó khăn ở Nhật Bản người lao động nên làm gì?

Khi đi xuất khẩu lao động sang Nhật, bên cạnh tìm hiểu các vấn đề như:  Văn hóa Nhật Bản, những điều người Nhật cấm kỵ hay chi tiêu thế nào là hợp lý khi sống trong một đất nước nổi tiếng là đắt đỏ như Nhật Bản… Bạn cũng nên dành thời gian tìm hiểu các thông tin liên quan đến việc “khi gặp khó khăn phải làm thế nào”. Bởi vì trong quá trình sinh sống và làm việc ở Nhật Bản, khó khăn là điều không một ai có thể tránh khỏi. Vậy khi gặp vấn đề nào đó mà không thể tự mình giải quyết, người lao động cần gặp ai, làm gì, ở đâu?... Những thông tin sau sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó

Xuất khẩu lao động sang Nhật -10

Các cơ quan, đơn vị hỗ trợ người lao động khi gặp khó khăn khi đi xuất khẩu lao động sang Nhật

Trước khi nhập cảnh sang đất nước Nhật Bản bạn cần tìm hiểu trước một vài địa chỉ có thể giúp đỡ trong trường hợp bạn gặp khó khăn. Nên ghi vào cuốn sổ tay để có thể dễ dàng tìm kiếm trong bất cứ trường hợp nào cần đến. Đó là địa chỉ của các cơ quan, đơn vị có chức năng, thẩm quyền cũng như trách nhiệm giúp bạn giải quyết các vấn đề vướng mắc mà bạn không thể tự mình giải quyết. Có hai cách  để bạn liên lạc với các đơn vị này, đó là: Gọi điện thoại thông qua đường dây nóng hoặc đến trực tiếp. Các đơn vị đó bao gồm:

1.Tổng đài tư vấn bằng tiếng mẹ đẻ của tổ chức JITCO.

JITCO là tên viết tắt của Tổ chức hợp tác tu nghiệp Quốc tế Nhật Bản được thành lập vào năm 1991. Nhằm mục đích quản lý và đảm bảo quyền lợi cho người lao động ngoài nước sinh sống và làm việc ở đất nước Nhật Bản. 

Căn cứ vào số lượng lao động các nước nhập cảnh vào Nhật Bản, Tổ chức này đã cho ra đời một đội ngũ nhân viên có khả năng giao tiếp tốt tương ứng với ngôn ngữ của từng quốc gia như: Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia… Không chỉ có trình độ ngôn ngữ cao, đây còn là những người am hiểu về luật pháp, về chế độ đãi ngộ, về các vấn đề liên quan đến xuất khẩu lao động. Do đó, nếu có bất kỳ một thắc mắc nào về những vấn đề trên, bạn hoàn toàn có thể gọi điện hoặc gửi thư đến đây bằng  tiếng mẹ đẻ để được tư vấn và hỗ trợ.

2.Tư vấn sức khỏe và y tế của tổ chức JITCO.

Xuất khẩu lao động sang Nhật -11

Chính vì sức khỏe luôn là yếu tố quan trọng nhất của con người nói chung và người lao động nói riêng. Nên tổ chức JITCO đã thành lập đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao. Những người này có trách nhiệm tư vấn về việc khám chữa bệnh và bệnh viện uy tín cho lao động ngoài nước bằng tiếng Nhật. Không chỉ tư vấn qua điện thoại, các bác sĩ còn nhận khám trực tiếp vào một ngày cố định trong một tháng. Vậy nếu có nhu cầu khám chữa bệnh, bạn có thể liên hệ đến tổ tư vấn sức khỏe của JITCO để được hỗ trợ một cách tốt nhất.

3.Tư vấn sức khỏe tinh thần của tổ chức JITCO

Nếu bạn đang lo lắng, buồn phiền về một điều gì đó nhưng không biết chia sẻ cùng ai. Việc này khiến bạn trở nên áp lực, căng thẳng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe tinh thần của bản thân. Đừng lo vì nay đã có tổ tư vấn của JITCO với đội ngũ chuyên viên tư vấn tận tình, chuyên môn cao, kinh nghiệm làm việc lâu năm sẽ giúp bạn gỡ rối những điều khó nói. Hãy liên lạc với tổ tư vấn sức khỏe tinh thần JITCO để được chia sẻ.

4.Cục quản lý nhập cảnh địa phương.

Xuất khẩu lao động sang Nhật -12

Để có thể quản lý, giám sát, chỉ đạo sát sao việc áp dụng và thực hiện chế độ đãi ngộ của các đoàn thể, công ty, doanh nghiệp đối với người lao động. Cục quản lý nhập cảnh địa phương đã ra đời. Tùy vào từng vấn đề, nội dung của sự việc, bạn nên tìm đến Cục quản lý nhập cảnh địa phương nơi gần nhất để được tư vấn và giúp đỡ nếu chế độ đãi ngộ của công ty không tốt.

5.Phòng Quản lý thuộc Cục Lao động tại các tỉnh và thành phố tương đương cấp tỉnh.

Phòng Quản lý thuộc Cục Lao động tại các tỉnh và thành phố tương đương cấp tỉnh chịu trách nhiệm chỉ đạo, giám sát việc các công ty, doanh nghiệp tuân thủ Luật lao động như: chi trả tiền lương tối thiểu, Luật tiêu chuẩn lao động, Luật bảo hiểm bồi thường tai nạn lao động cho người lao động như thế nào. Vậy nên, khi đi xuất khẩu lao động sang Nhật, nếu nhận thấy quyền lợi của mình không được đảm bảo như các điều khoản trong Luật lao động. Bạn nên đến ngay phòng quản lý thuộc Cục lao động để nhờ sự giúp đỡ của bộ phận tư vấn.

6.Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật

Xuất khẩu lao động sang Nhật -12

Đại sứ quán Việt Nam là cơ quan ngoại giao thường trực đại diện cho Việt Nam đóng trụ sở ở Nhật Bản. Sự có mặt của Đại sự quán Việt Nam tại Nhật là nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi cho công dân của nước mình trong quá trình sinh sống và làm việc ở đây. Vậy để quyền lợi của mình luôn được đảm bảo, bản thân mỗi một người lao động cần phải tìm hiểu địa chỉ của cơ quan đơn vị này.   

7.Nhân viên thường trú của công ty phái cử bạn sang Nhật Bản.

Trước thực trạng ngày càng có rất nhiều lao động Việt lựa chọn Nhật Bản làm điểm đến. Các công ty phái cử đã nghĩ đến việc bố trí nhân viên thường trú và đặt văn phòng đại diện ở Nhật Bản. Điều này giúp họ có thể mở rộng quan hệ ngoại giao với các công ty, doanh nghiệp ở Nhật Bản, tiếp nhận nhiều đơn hàng tốt, chất lượng…

Bên cạnh sử dụng tiếng mẹ đẻ, họ còn là những  người am hiểu sâu về Luật lao động và các vấn đề về xuất khẩu lao động Nhật Bản. Đây là điều rất thuận lợi cho người lao động.

Trên đây là một vài địa chỉ bạn có thể liên lạc để nhờ đến sự giúp đỡ của họ khi đi xuất khẩu lao động sang Nhật Bản. Nó đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ sự an toàn cũng như các quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người lao động. Vậy nên, cần chuẩn bị cho mình cuốn sổ tay, ghi lại tất cả tên đơn vị và địa chỉ liên lạc của các cơ quan này để có thể nhờ đến sự giúp đỡ của họ một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Xem thêm: Có hay không việc đi xuất khẩu lao động Nhật Bản miễn phí?

                   Đi xuất khẩu lao động Nhật Bản hết bao nhiêu tiền?